Trị vì Bột Hải Văn vương

Ông đổi niên hiệu Nhân An của Bột Hải Vũ Vương sang Đại Hưng (대흥 大興, Daeheung) cùng năm 737. Ông đã mở rộng lãnh thổ của Bột Hải đến lưu vực Hắc Long Giang ở phía Bắc và khu vực phía Bắc của bán đảo Liêu Đông (nơi vương quốc Tiểu Cao Câu Ly đang cai trị) ở phía Nam.

Trong thời kỳ trị vì của Văn Vương, quan hệ ngoại giao với nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) đã được thiết lập. Văn Vương cũng cử nhiều du sinh sang nhà Đường để học tập (giống như nước Tân La đang làm) và nhiều người thậm chí đã vượt qua kỳ thi khoa cử của Trung Quốc.[1] mở rộng ảnh hưởng của Phật giáoNho giáo tại Bột Hải. Bột Hải đã tích cực tiếp nhận văn hóa và hệ thống chính trị của nhà Đường tại Trung Quốc. Các nghiên cứu khảo cổ về cách bố trí của các thành phố Bột Hải đã đưa ra kết luận rằng chúng có chức năng tương tự như các thành phố Cao Câu Ly, đồng thời cũng cho thấy Bột Hải có duy trì sự tương dồng văn hóa với nhà Đường sau khi được thành lập.[2]

Nguồn gốc chủ yếu của văn hóa Bột Hải là Cao Câu Ly nên các tượng và họa tiết Phật giáo được tìm thấy trong các ngôi chùa Bột Hải phán ảnh rằng nét đặc biệt của nghệ thuật Cao Câu Ly.

Ông cũng củng cố quan hệ với Tân La (đời vua Tân La Hiếu Thành Vương, Tân La Cảnh Đức Vương, Tân La Huệ Cung Vương, Tân La Tuyên Đức Vương, Tân La Nguyên Thánh Vương), thế lực đã thống nhất bán đảo Triều Tiên phía nam Bột Hải. Trong thời kỳ trị vì của ông, Tân La đạo (Sillado), con đường giao thương buôn bán giữa Bột Hải với Tân La đã được thiết lập. Ông giám sát sự phát triển của tuyến thương mại được gọi là Tân La đạo (Hangul: 신라도, Hanja: 新羅道) này.

Bột Hải cũng tăng cường ngoại giao và thương mại với Nhật Bản (đời Thiên hoàng Shōmu, Thiên hoàng Kōken, Thiên hoàng Junnin, Thiên hoàng Shōtoku, Thiên hoàng Kōnin, Thiên hoàng Kanmu) hòng gây sức ép với địch thủ Tân La ở mặt Nam. Bột Hải và Nhật Bản giữ vững quan hệ này trong suốt thời kỳ tồn tại của Bột Hải; và ta cũng thấy là trong cả giai đoạn này, Bột Hải sai sứ giả sang Nhật Bản cả thảy 34 lần, trong khi Nhật Bản chỉ sai sứ giả sang có 13 lần.[3] Và vì nằm liền kề nhiều thế lực hùng mạnh khác nhau, có thể xem Bột Hải như một cái đệm giữa các thế lực trong vùng. Người Bột Hải tự hào là người thừa kế của Cao Câu Ly. Các thư tín gửi cho Thiên hoàng Nhật Bản chỉ ra rằng các vị vua Bột Hải tự nhận mình là "vua Cao Câu Ly".

Văn Vương đã vài lần chuyển kinh đô của Bột Hải, ổn định và tăng cường quyền quản lý của triều đình trung ương với các bộ lạc thiểu số khác nhau trong vương quốc của mình. Năm Đại Hưng thứ 5 (năm 742) Bột Hải Văn Vương dời đô từ Đông Mưu (Dongmo) sang Trung Kinh.

Năm Đại Hưng thứ 6 (năm 743), vua Đường Huyền Tông dời nhiệm sở của An Đông đô hộ phủ từ Bình Châu (nay là Lư Long, Hà Bắc, Trung Quốc) sang Liêu Tây Cổ Thành, tương ứng với Doanh Châu[4][5][6][7], đồng thời gọi An Đông phó Đại đô hộ Cổ Tuần (贾循) từ Bình Châu sang Liêu Tây Cổ Thành.

Bột Hải được thành lập trên những phần lãnh thổ sót lại của Cao Câu Ly trước đây cùng một số bộ lạc Tungus ở Mãn Châu, trong đó có cả người Mạt Hạt. Người Mạt Hạt ở trong tình trạng nô lệ và phải phục vụ cho giới cầm quyền Cao Câu Ly.[8] Như vậy, họ tạo nên một tầng lớp lao động. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người Mạt Hạt đã gia nhập vào tầng lớp thượng lưu Bột Hải, nhưng họ chỉ được phong các tước vị"suryong", hay"tù trưởng", và chỉ đóng một vai trò nhất định trong tầng lớp cầm quyền.

Năm Đại Hưng thứ 13 (năm 750), Bột Hải Văn Vương xuất quân chinh phạt bộ lạc Ngu Lâu Mạt HạtViệt Hỷ Mạt Hạt, buộc hai bộ lạc này trở thành chư hầu của vương quốc Bột Hải. Từ đó ba bộ lạc Thiết Lợi Mạt Hạt, Ngu Lâu Mạt HạtViệt Hỷ Mạt Hạt phải triều cống hàng năm cho vương quốc Bột Hải.

Năm Đại Hưng thứ 18 (năm 755), ông lập ra thành phố Thượng Kinh, một trong những kinh đô của Bột Hải, tọa lạc tại khu vực gần hồ Kính Bạc ở Nam phần của tỉnh Hắc Long Giang ngày nay. Năm Đại Hưng thứ 19 (năm 756) ông đã cải cách chế độ thống trị và dời đô từ Trung Kinh sang Thượng Kinh. Kinh đô Thượng Kinh (Sanggyong) được tổ chức theo kiểu kinh đô Trường An của nhà Đường. Các khu dân cư dược bố trí hai bên của hoàng cung được bao quanh bởi một bức tường thành hình chữ nhật. Một Ô đột (Ondol) được cấu tạo để hở nằm bên trong thành nội của hoàng cung Bột Hải và nhiều nơi gần kế với nó. Ông cũng ổn định và tăng cường sức mạnh của triều đình Bột Hải, tăng cường sự khống chế của triều đình trên nhiều dân tộc cùng sống chung trong vương quốc - đang được tạm thời mở rộng. Ông cũng cho phép lập ra Trụ tử giám (주자감, Jujagam, 胄子監), học viện quốc gia phỏng theo Quốc tử giám của nhà Đường.

Năm Đại Hưng thứ 20 (năm 757), nhân nhà Đường (đời vua Đường Túc Tông) đang có Loạn An Sử, Bột Hải Văn Vương phái quân Bột Hải đi đánh chiếm ba thành trì của nhà Đường ở An Đông đô hộ phủ.

Loạn An Sử nổ ra vào năm 756, vua Đường Túc Tông bãi bỏ An Đông đô hộ phủ vào năm Đại Hưng thứ 24 (năm 761)[6][7], Hầu Hi Dật (侯希逸) không còn làm An Đông đô hộ nữa, Liêu Tây Cổ Thành không còn là trú địa của An Đông đô hộ phủ nữa. Ông yên tâm về việc nhà Đường sẽ không thể tấn công quốc gia của mình vào thời điểm này. Năm Đại Hưng thứ 25 (năm 762) vua Đường Đại Tông công nhận Bột Hải là một vương quốc[9] nhằm khiến cho ông đừng thừa cơ nhà Đường còn loạn An Sử mà xâm phạm biên cương.

Mặc dù nhà Đường công nhận ông là "vương" năm 762, nhưng tại Bột Hải ông được gọi là Đại Hưng Bảo Lịch Hiếu Cảm Kim Luân Thánh Pháp Đại Vương (대흥보력효감금륜성법대왕, 大興寶曆孝感金輪聖法大王, Daeheung Boryeok Hyogam Geumryun Seongbeop Daewang), Khả Độc Phu (가독부, 可毒夫, Gadokbu), Thánh Vương (성왕, 聖王, Seongwang) và Cơ Hạ (기하, 基下, Giha),[10] Một số sử gia Triều Tiên coi ông là Thiên tôn và một hoàng đế.[11]

Năm Đại Hưng thứ 37 (năm 774) Bột Hải Văn Vương đổi niên hiệu từ Đại Hưng sang Bảo Lịch (보력 寶曆, Boryeok).

Năm Bảo Lịch thứ 12 (năm 785) Văn Vương dời đô từ Thượng Kinh sang Đông Kinh và đổi niên hiệu từ Bảo Lịch về lại niên hiệu Đại Hưng (gọi năm 785 là năm Đại Hưng thứ 38).

Năm Đại Hưng thứ 46 (năm 793) Văn Vương dời đô từ Đông Kinh về lại Thượng Kinh. Theo sử sách Trung Quốc, Bột Hải có 5 kinh đô, 15 phủ, và 63 huyện.[12] Cấu trúc triều đình của Bột Hải tương tự như nhà Đường và hệ thống 5 kinh đô của nó bắt nguồn từ cấu trúc hành chính của Cao Câu Ly.

Trước đó thế tử của Bột Hải Văn Vương là Đại Hoành Lâm (Dae Goeng-rim) đã chết, Văn Vương còn hoàng tử Đại Tung Lân và các cô con gái là Đại Trinh Huệ, Đại Trinh Hiếu,... nhưng ông lại chọn em trai là Đại Nguyên Nghĩa làm người kế vị của mình. Trong năm 793, Bột Hải Văn Vương qua đời, em trai là Đại Nguyên Nghĩa kế vị.

Một nguồn thông tin quan trọng về văn hóa Bột Hải đã được tìm ra vào cuối thế kỷ XX tại Quần thể lăng mộ cổ ở núi Long Đầu. Trong đó lăng mộ công chúa thứ tư của ông là Công chúa Đại Trinh Hiếu được phát hiện vào năm 1980. Bia mộ công chúa cả của ông là Công chúa Đại Trinh Huệ cũng đã được tìm thấy.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bột Hải Văn vương http://xenohistorian.faithweb.com/neasia/korea.htm... http://www.seelotus.com/gojeon/gojeon/hanmun/ya-ch... http://www.hgeo.h.kyoto-u.ac.jp/ogata/Bohai/summar... http://www.hgeo.h.kyoto-u.ac.jp/soramitsu/Dongjing... http://www.kcna.co.jp/calendar/2003/12/12-01/2003-... http://english.historyfoundation.or.kr/his/acij.as... http://enc.daum.net/dic100//viewContents.do?articl... http://www.koreandb.net/KoreanKing/html/person/p13... http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&res=456206&searchu=... https://web.archive.org/web/20120310145552/http://...